Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế bằng đơn Lahay đang ngày càng được nhiều người sử dụng, vì vậy mà số lượng chủ thể thắc mắc về vấn đề thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế bằng đơn Lahay cũng ngày càng gia tăng và Nghị định 65/2023/NĐ-CP cũng vì thế mà ra đời. Trong bài viết này, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục thông tin đến bạn đọc một cách chi tiết về quy trình xử lý đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (KDCN) theo Thỏa ước La Hay để các cá nhân, tổ chức có thể nắm bắt được cách thức vận hành của Thỏa ước La Hay, từ đó có thể tiến hành nộp và theo đuổi đơn một cách hiệu quả.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ THEO THOẢ ƯỚC LAHAY
- Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp;
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Việc nộp đơn Lahay cũng được phân chia thành cách nộp đơn Lahay có chỉ định Việt Nam và cách nộp đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam. Trong đó, vấn đề về nộp đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam cũng đã được pháp luật quy định một cách chi tiết tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 22 Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Theo đó, cách thức nộp Đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam được quy định như sau:
- Người nộp đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam có thể nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế.
- Đối với đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thì phải được trình bày bằng tiếng Anh, mỗi đơn phải được chuẩn bị thành 02 bản và phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội dung được quy định trong Thỏa ước Lahay.
- Đối với đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam được nộp trực tiếp tại văn phòng quốc tế thì đơn này phải được hoàn thiện theo ngôn ngữ mà đã được quy định tại Thỏa ước Lahay. Bên cạnh đó, đơn này cũng còn cần phải lưu ý về mặt nội dung và hình thức theo quy định của Thỏa ước Lahay.
- Đồng thời, khi nộp đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thì còn phải nộp các loại phí (bao gồm phí chuyển đơn quốc tế,…), lệ phí theo quy định tại Thỏa ước Lahay hoặc pháp luật của quốc gia thành viên nơi mà nhận được yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Còn đối với việc nộp đơn Lahay có chỉ định Việt Nam thì tùy theo pháp luật quốc gia của mỗi thành viên yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Điều này có nghĩa là, pháp luật của mỗi một quốc gia khác nhau lại có sự khác biệt nhất định, vì thế khi nộp đơn Lahay có chỉ định Việt Nam thì phải tuân theo quy định của Thỏa ước Lahay hoặc pháp luật của quốc gia nơi có yêu cầu.
Quy trình xử lý đơn Lahay khi đơn Lahay được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp
Về cách xử lý đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đã được pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 23 Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Cụ thể, theo Khoản 1 điều này khi nhận được đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục được liệt kê dưới đây:
- Thu phí chuyển đơn quốc tế;
- Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải thông báo cho người nộp đơn biết về việc cần nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế các khoản phí được quy định theo Thỏa ước Lahay;
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam, việc tiến hành kiểm tra sơ bộ về hình thức đơn sẽ do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đảm nhiệm khi nộp qua cơ quan này;
- Trường hợp đơn có sự thiếu sót nào đó, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành gửi thông báo cho người nộp đơn biết về những thiếu sót của đơn Lahay và ấn định thời hạn cho người nộp đơn để khắc phục là trong vòng 12 ngày kể từ ngày ra thông báo;
- Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm chuyển đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế.
Quy trình xử lý đơn Lahay có chỉ định Việt Nam
Liên quan đến việc xử lý đơn Lahay có chỉ định Việt Nam, vấn đề này đã được quy định tại Điều 24 Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Theo đó, kể từ khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, và 9 Điều 24 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp theo thể thức quốc gia. Cụ thể, các trường hợp ngoại trừ bao gồm các trường hợp sau:
- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp trong đơn Lahay có chỉ định Việt Nam đáp ứng điều kiện được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và đơn cũng không có thiếu sót gì;
- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ hoặc đơn còn sự thiếu sót nào đó;
- Trường hợp một số kiểu dáng công nghiệp đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đơn có thiếu sót đối với một số kiểu dáng công nghiệp;
- Trường hợp đơn Lahay có chỉ định Việt Nam bị dự định từ chối do không đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất của đơn được quy định tại Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Trường hợp người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu và/hoặc có gửi ý kiến phản đối trong vòng 03 tháng kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối;
- Trường hợp kết thúc thời hạn 3 tháng nêu trên mà người nộp đơn không có sự sửa chữa hoặc bổ sung những thiếu sót không đạt yêu cầu, và cũng không đưa ra ý kiến phản đối hoặc có đưa ra ý kiến nhưng ý kiến phản đối này không được coi là xác đáng.
- Trường hợp có khiếu nại thì sau khi có kết quả khiếu nại, mà một hoặc toàn bộ kiểu dáng công nghiệp đều bị từ chối trong các quyết định từ chối được đưa ra bởi cơ quan quản lý nhà nước về quyền công nghiệp vẫn được chấp nhận bảo hộ.
Trong vòng 06 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế đưa ra thông báo, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải đưa ra kết luận về khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong đơn Lahay có chỉ định Việt Nam.
Đối với đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam
- Ngày được coi là ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là ngày mà cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu nhận được đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam. Điều này có ý nghĩa là để sắp xếp thứ tự nộp đơn, xem xem rằng bên nào sẽ được bảo hộ khi cùng một kiểu dáng công nghiệp được đăng ký quốc tế nhưng ở hai quốc gia khác nhau.
- Dựa vào Khoản 3 Điều 23 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, sau khi đơn Lahay có nguồn gốc Việt Nam đã được nộp cho Văn phòng quốc tế, thì toàn bộ các giao dịch nào có liên quan đến đơn này, người nộp đơn sẽ thực hiện vấn đề này trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền được chỉ định của nước thành viên của Thỏa ước Lahay.
Đối với đơn Lahay có chỉ định Việt Nam
- Thủ tục liên quan đến các trường hợp được quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 24 Nghị định 65/2023/NĐ-CP đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể tại chính nội dung của các điều khoản này;
- Trong việc nộp đơn Lahay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế, có bên có thể có quyền ưu tiên. Nhưng để các bên phải chuẩn bị các tài liệu chứng minh, nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp và được cơ quan này chấp thuận thì mới có thể hưởng quyền ưu tiên.
- Thời hạn cho vấn đề trên là 03 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế thông báo về đơn Lahay dựa theo thời hạn được quy định tại Khoản 8 Điều 24 Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
- Nếu trước ngày ra quyết định chấp nhận bảo hộ, có người thứ ba nào đó đưa ra ý kiến liên quan tới đơn Lahay có chỉ định Việt Nam, thì ý kiến của người này sẽ được trở thành một nguồn thông tin dùng để tham khảo cho quá trình xử lý Đơn Lahay có chỉ định Việt Nam (khoản 10 Điều 24 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
Như vậy, có thể nhận ra rằng, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế theo thỏa ước Lahay không phải một vấn đề dễ dàng. Do đó, các chủ thể khi có ý định này thì nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong vấn đề này như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của công ty Vihabrand.
Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế theo thỏa ước Lahay, xin vui lòng liên hệ Vihabrand để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP & PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
VIHABRAND CO.,LTD
Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết?
Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo số: 08 1900 1400 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất !
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND
Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0819001400 Email: cskh.shcn@gmail.com
Website: https://vihabrand.org/ ; https://dangkythuonghieu.org/
https://dangkybanquyen.org/ ; https://iplaw.vn/
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Vui lòng đợi ...